New
Loading...
Chụp ảnh dưới ánh sáng yếu, nghe có vẻ khó khăn nhưng bạn cũng có thể làm được nếu tham khảo qua những cách làm dưới đây. Những mẹo chụp ảnh này xin trích dẫn từ vuanhiepanh.com để mọi người tham khảo.


1. Tăng ISO
ISO là khả năng nhạy sáng của máy, ISO càng cao khả năng bắt sáng càng tốt hơn, đảm bảo cho tốc độ màn trập cao hay khẩu độ mở nhỏ hơn. Tuy nhiên, ISO cao tương đương với việc khả năng khử nhiễu của máy kém đi, các hạt nhiễu xuất hiện nhiều hơn, hình ảnh không còn sắc nét. Trước đây, khi dùng máy ảnh phim để chụp ảnh hoàng hôn hay chụp ảnh trong phòng, các tay máy phải thay đổi phim ISO sử dụng cho máy, nhưng ngày nay việc điều chỉnh và thay đổi ISO trên máy ảnh kỹ thuật số tiện ích và đơn giản hơn rất nhiều để xử lý nhanh trong mọi tình huống.



Để chụp ảnh với nguồn sáng yếu mà không muốn sử dụng đèn Flash, nên đặt ISO của bạn ở mức ISO 400 hoặc 800, mức ISO này sẽ giúp bạn nhận được nhiều ánh sáng hơn ở thiết lập ISO 100 hay 200 và đảm bảo cho hình ảnh ít hạt nhiễu hơn những ISO cao như 1.600 hay 3.200…

2. Sử dụng tốc độ màn trập thấp


Theo đúng nguyên tắc kỹ thuật nhiếp ảnh thì “thời gian lộ sáng càng lâu hình ảnh sẽ nhận được nhiều ánh sáng hơn”. Dó đó, để chụp khung cảnh thiếu sáng bắt buộc ta phải sử dụng tốc độ màn trập thấp hơn mức tối thiểu như 1/15s, 1/8s, 1/2s, 1s… Nhưng những tốc độ này sẽ khiến hình ảnh rất dễ rung, nhòe và mất nét.

3. Sử dụng chân máy và tính năng giảm rung


Khi bắt buộc sử dụng tốc độ màn trập thấp, không có phương pháp chống rung hình nào tốt hơn là sử dụng chân máy. Bạn cũng có thể đặt máy trên một bức tường, ghế hay một vị trí thật chắc chắn để chụp hình . Nên sử dụng chế độ hẹn giờ để hình ảnh không bị rung do ngón tay chạm vào nút bấm.
Cách tiếp theo là sử dụng chế độ ổn định hình ảnh trên ống kính hay máy ảnh có tính năng chống rung hình ảnh. Tuy nhiên, chế độ này chỉ có tác dụng với những tốc độ thấp hơn 1/8s cùng ống kính tiêu cự trung bình.

4. Điều chỉnh khẩu độ
Khẩu độ sẽ có thông số tương ứng khi bạn sử dụng tốc độ màn trập và ngược lại. Khẩu độ mở lớn hơn tương ứng với tốc độ cao hơn, trong khi khẩu độ nhỏ tương ứng với tốc độ thấp.
Nếu muốn chụp những hình ảnh chân dung trong nguồn sáng yếu, bạn có thể mở khẩu độ tối đa để thu được nhiều ánh sáng hơn, đảm bảo cho tốc độ chụp và có phông nền mềm mịn, đẹp. Còn nếu muốn chụp ảnh phong cảnh thì khẩu độ mở nhỏ sẽ giúp hình ảnh nét sâu hơn, nhưng lúc này tốc độ màn trập thấp phải sử dụng đến chân máy.

5. Ống kính độ mở lớn



Nếu sử dụng máy ảnh DSLR bạn có thể chủ động chọn cho mình một ống kính thích hợp cho việc chụp ảnh thiếu sáng. Những ống kính đó phải có độ mở lớn như f/3.5, f/2.8, f/2 hay f/1.8 và f/1.2. Tương tự lời khuyên thứ, khẩu độ mở càng lớn bạn sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn và đảm bảo tốc độ chụp để có hình ảnh sắc nét.

6. Sử dụng các nguồn ánh sáng khác


Trong trường hợp không có đèn flash, hãy thử kế hợp với những nguồn sáng mà bạn có sẵn như đèn học, ngọn nến hay đèn pin… Ánh sáng yếu của những thiết bị này cũng có thể mang lại cho bạn những bức hình lạ mắt.

7. Điều chỉnh cân bằng trắng
Chụp với những nguồn sáng yếu, hình ảnh của bạn khi in ra rất dễ thiếu các chi tiết, màu sắc ngả về vàng cam hay màu xanh nhờ nhờ. Do đó, việc điều chỉnh cân bằng trắng trên máy trước khi chụp rất cần thiết.
Bạn có thể điều chỉnh cân bằng theo nhiệt độ Kelvin (K) trên máy ở mức 3000K-4000K tùy từng khung cảnh hay cân bằng trắng theo mặc định có sẵn trên máy tùy theo cảnh và ánh sáng đèn.

8. Chụp ảnh đen trắng


Chuyển ảnh sang dạng đen trắng để lấp đi yếu điểm màu sắc
Nếu không thể lựa chọn cài đặt cân bằng trắng phù hợp với nguồn sáng yếu, bạn hoàn toàn có thể chuyển sang dạng ảnh đen trắng để lấp đi yếu điểm của màu sắc.

9. Chụp ảnh RAW
Ở định dạng ảnh RAW bạn sẽ có bức hình chất lượng cao hơn, hình ảnh sắc nét hơn khi chụp với định dạng JPEG. Và sau khi có bức ảnh dạng RAW, bạn có thể tùy ý chỉnh sửa. Vì thế, nếu có thể hay chụp ảnh RAW trong trường hợp thiếu ánh sáng.

10. Xử lý hình ảnh
Sử dụng các phầm mềm chỉnh sửa có thể giúp tăng sáng cho bức ảnh, giảm hạt nhiễu khi chụp với ISO cao, chuyển ảnh sang dạng đen trắng và điều chỉnh độ tương phản, độ sáng, bóng đổ, độ sắc nét… Nhưng không nên quá phụ thuộc vào điều này mà hãy bắt đầu bằng những kỹ thuật chụp để có bức ảnh đẹp ngay từ ban đầu.

11. Thử nghiệm và thực hành
Với những người mới, việc làm chủ ánh sáng khi chụp trong khung cảnh thiếu sáng là điều rất khó. Nhưng hãy bắt đầu bằng cách chụp các đối tượng đứng im (để tránh nhòe hình). Sau đó, hãy thử với các thiết lập khác nhau, các thông số kỹ thuật khác nhau và chụp thật nhiều khung cảnh để rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Chắc chắn những điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi chụp trong những điều kiện thiếu sáng mà không có đèn flash.

Xem thêm:
- Hướng dẫn chụp ảnh chân dung ngoài trời chuyên nghiệp
- Hướng dẫn cách chỉnh ảnh chụp ngược sáng nhanh bằng Photoshop
- 50 tư thế tạo dáng chụp ảnh chân dung cho các bạn nữ

Mời các bạn xem video hướng dẫn cách chụp ảnh chân dung ngoài trời chuyên nghiệp bằng máy ảnh Canon, video này mình tìm thấy trên Youtube, khá ngắn gọn nhưng hữu ích cho những ai đang học nhiếp ảnh.



Chúc các bạn thành công!

Xem thêm:
- Hướng dẫn cách chỉnh ảnh chụp ngược sáng nhanh bằng Photoshop
- 50 tư thế tạo dáng chụp ảnh chân dung cho các bạn nữ
- Những mẹo hay khi chụp ảnh thiếu sáng