Những thứ gì không nên cho vào lò vi sóng? Đó là câu hỏi bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng lò vi sóng. Sau đây là những thứ bạn tuyệt đối không nên cho vào lò vi sóng:
|
Ảnh minh họa - Internet |
I Những thực phẩm không nên cho vào lò vi sóng:
1.Trứng nguyên vỏ
Nhiệt độ cao trong lò vi sóng sẽ làm không khí trong trứng giãn nở, dẫn tới nổ tung quả trứng, làm văng tung tóe, vừa bẩn vừa có nguy cơ cháy nổ lò. Do vậy, bạn đừng lỡ dại thử luộc trứng trong lò vi. Thay vì đó, chỉ nên đập trứng ra, cho vào chén, đâm vỡ lòng đỏ rồi để vào lò để nấu chín.
2.Hải sản có vỏ cứng
Những hải sản có vỏ cứng như cua, sò, ốc… khi để vào lò vi sóng sẽ làm mất hết chất dinh dưỡng và vị ngon của thực phẩm, đặc biệt sẽ giải phóng các phân tử tạo mùi khó chịu giống như mùi cao su.
3.Ớt
Ớt có thể bốc hỏa trong lò vi sóng. Khi mở cửa lò ra bạn và những người đứng xung quanh sẽ bị “tấn công” bởi hơi cay nóng, khiến bạn chảy nước mắt và ho sặc sụa.
4.Rau củ có lớp vỏ dày
Các loại thực phẩm có lớp vỏ dày như khoai tây, cà rốt, táo, nho… sẽ nổ văng khi nấu chín bằng lò vi sóng bởi sự giản nỡ bên trong làm nứt vỏ ngoài. Đặc biệt là những loại củ chứa magie và selen như cà rốt khi nấu trong lò sẽ cháy thành các ngọn lửa xanh, đỏ, vàng, gây nổ lò. Cần gọt vỏ hoặc đâm các lỗ nhỏ lên thân củ trước khi cho vào lò vi sóng.
5.Nho
Có nhiều loại trái cây chịu được nhiệt độ cao, nhưng nho thì
sẽ bốc cháy, nổ tung nếu bỏ vào lò vi sóng. Nho khô thì sẽ bắt lửa và
bốc khói
6.Thực phẩm chứa nhiều nitric
Những thực phẩm chứa
nhiều nitric như thịt lợn ướp, thịt hun khói không được để vào lò vi
sóng vì nitric sẽ biến thành nitrosamin, chất này có thể gây ung thư,
ảnh hưởng tới sức khỏe cả gia đình.
7.Nước sốt
Khi cho nước
sốt nấu trong lò vi sóng, sự giãn nở các phân tử nước nhưng lại không
tạo bọt sẽ khiến nước sốt bắn tung tóe làm bẩn lò. Khi lấy ra ngoài còn
có thể bắn trực tiếp vào người gây bỏng.
Các loại thức ăn cần
nước sốt như thịt gà, cá cũng nên hạn chế hâm nóng bằng lò vi sóng, nếu
có hâm, phải bọc dĩa đồ ăn lại bằng màng bọc thực phẩm (loại sử dụng
được trong lò vi sóng) mới được cho vào lò.
8.Hộp sữa chua
Các loại hộp sữa chua, hộp kem, bơ hay magarine không được dùng với lò vi sóng. Các loại hộp này được thiết kế để dùng một lần nên không thể chịu được nhiệt độ cao trong lò, chúng có thể chảy rồi tiết các chất độc hại vào món ăn.
9.Sữa mẹ
Một lợi ích từ việc cho bé sử dụng sữa mẹ là khả năng cung cấp những chất kháng khuẩn rất hiệu quả. Tạp chí Nhi khoa (Mỹ) đã thử nghiệm 22 mẫu sữa mẹ đóng đá được rã đông trong lò vi sóng ở chế độ nhiệt khác nhau và người ta phát hiện ra rằng sữa mẹ hâm nóng ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng phát triển nhiều vi khuẩn E-coli hơn so với các phương pháp rã đông khác tới 18%.
Mẫu sữa mẹ rã đông ở nhiệt độ thấp hơn bị giảm hoạt động ezyme đồng chức năng rất mạnh và tăng sự phát triển của các vi khuẩn có hại cho bé.
10. Súp lơ
Súp lơ là loại rau nhanh bị làm nóng nhất trong các loại rau khi cho vào lò vi sóng. Dù chế biến theo cách nào thì một số loại dinh dưỡng trong rau cũng sẽ bị mất đi. Luộc là cách chế biến an toàn nhất, tuy nhiên vẫn làm mất đi tầm 11% chất chống oxy hóa trong súp lơ.
Nấu trong lò vi sóng, đổ thêm chút nước, có thể làm mất tới 97% chất chống oxy hóa có lợi của nó.
11. Hoa quả đông đá
Hoa quả và rau bắt đầu mất chất dinh dưỡng ngay từ khi bắt đầu thu hoạch. Bảo quản đông lạnh giúp hoa quả giữ được lượng chất dinh dưỡng cao hơn, khiến các loại hoa quả và rau từ phương xa có hàm lượng dinh dưỡng thậm chí còn cao hơn các loại hoa quả địa phương đã được thu hoạch, vận chuyển và bày bán sau 7 ngày.
Các nghiên cứu từ cuối những năm 70 chỉ ra rằng rã đông hoa quả biến các chất gluco và galactaxit thành chất độc caxinogen. Tốt nhất để đảm bảo thất thoát ít nhất lượng chất dinh dưỡng trong rau củ quả đông đá, hãy để chúng tự rã đông trong tủ lạnh hay để ở vị trí có nhiệt độ phòng.
II Những vật dụng không nên bỏ vào lò vi sóng:
1.Giấy bạc
Khi bọc giấy bạc vào thực phẩm để trong lò vi sóng, sóng vi ba không xuyên qua được, tạo nên các tia lửa điện dễ làm lò bị cháy. Ngoài ra, bạn cũng không bao giờ được cho túi giấy, túi nilon, hay tờ báo vào trong lò vi sóng vì chúng có thể tỏa ra các chất khí độc hại, hoặc bốc cháy dưới nhiệt độ cao trong lò.
2.Hộp giấy
Hộp giấy có chứa syrofom, vốn là một loại nhựa, nên rất độc hại khi tiếp xúc với nhiệt độ cao trong lò vi sóng. Vì vậy, bạn tránh hâm nóng cơm hộp trong lò trừ khi trên hộp giấy có đề là “an toàn khi dùng với lò vi sóng”.
3.Bình thủy mini hay bình thủy cách nhiệt
Bình thủy mini, bình lưỡng tính, hay bình nóng lạnh làm bằng thép không gỉ sẽ ngăn hơi nóng của lò vi sóng tiếp xúc với chất lỏng bên trong, thậm chí có thể làm lò bị hỏng hóc. Nếu bình thủy làm bằng nhựa, bạn cần kiểm tra kĩ xem chất liệu có an toàn với lò vi sóng không.
4.Vật dụng bằng kim loại
Đồ kim loại là thứ cần tránh thật xa khỏi lò vi sóng. Bởi lẽ, sóng vi ba của lò vi sóng không xuyên qua được kim loại mà bị phản xạ lại vào thành lò, làm nóng xung quanh, dẫn tới cháy nổ, hư hỏng lò và ảnh hưởng nghiêm trọng tới những người đứng xung quanh.
5.Hộp nhựa
Các loại hộp nhựa đựng thức ăn khi hâm trong lò vi sóng có thể bị chảy và tiết ra chất độc hại vào thức ăn. Khi mua hộp đựng thức ăn, bạn nên kiểm tra kĩ nhãn hiệu để đảm bảo là nó an toàn khi dùng trong lò vi sóng.
6.Các loại cốc chén cũ
Các nhà nghiên cứu của Đại học Smithsonian khẳng định: sử dụng các đồ dùng có tuổi đời trên 40 năm trong lò vi sóng sẽ không an toàn. Trong men tráng đồ gốm sứ thường có chì hoặc muối chì. Theo thời gian, lớp men bị bào mòn dần, các hợp chất chứa chì sẽ bị hòa lẫn vào thức ăn khi đun nóng và dẫn đến ngộ độc nặng.
7.Túi nhựa
Hâm nóng thức ăn hâm trong túi nhựa kín không phải là một ý tưởng hay. Thứ nhất, túi nhựa mỏng sẽ bị nóng chảy, bám vào làm nhiễm độc đồ ăn. Và thứ hai, thức ăn khi bị hâm nóng sẽ tạo ra hơi nước. Kết quả là, túi nhựa đóng kín sẽ bị phồng căng lên và phát nổ như trường hợp quả trứng. Sẽ thật không may nếu điều đó xảy ra đúng vào lúc bạn mở cửa lò.
Sưu tầm & Tổng hợp
Xem thêm:
-
Bánh tráng trộn Sài Gòn ở đâu ngon nhất !?
-
Làm thế nào để nhận biết và xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm?
-
Mẹo chọn, bảo quản, cắt chanh
-
Các phương pháp giặt quần áo sạch tinh tươm mà không cần dùng đến bột giặt
-
Những bí quyết ướp đồ nướng đơn giản nhưng ngon tuyệt